Cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản, hiệu quả nhất

Khi bếp không nhận nồi, bạn sẽ phải đối diện với 2 vấn đề lớn. Một là quá trình đun nấu hoàn toàn đứng khựng. Hai là hiện tượng ứ nhiệt trên mặt bếp sẽ xảy ra và nguy cơ chập cháy là điều khó tránh khỏi. Do đó nếu hiện tượng này xảy ra, chúng ta cần phải khắc phục ngay và luôn để ngăn chặn mọi rủi ro. Vậy đâu là cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản và hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Bạn chỉ có thể xử lý triệt căn nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó “đánh” trực diện vào căn nguyên để giải quyết vấn đề. Chính vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích các giải pháp dựa trên lý do làm phát sinh hiện tượng bếp không nhận nồi. Cụ thể như sau:

Contents

1. Vật liệu hoàn thiện nồi không tương thích với bếp từ

độ tương thích với vật liệu làm nồi
Không phải loại vật liệu làm nồi nào cũng tương thích với bếp từ 

Bếp từ là một trong những thiết bị điện khá “đỏng đảnh” vì không phải loại xoong nồi nào cũng có thể ăn khớp với kết cấu của chúng. Và sự không tương thích của vật liệu hoàn thiện nồi chính là căn nguyên cơ bản nhất dẫn đến hiện tượng bếp từ “từ chối” chúng. Theo đó, nếu nồi được làm bằng nhôm, đất nung, thủy tinh… – những đại diện có tính dẫn nhiệt kém, không bắt từ thì đương nhiên có trật trầy cả ngày bạn cũng chẳng thể đun nấu chúng trên bếp từ chuyên dụng.

Cách khắc phục:

Rất đơn giản, giải pháp nhanh gọn lẹ nhất là chọn nồi có vật liệu hợp rơ với bếp, điển hình là inox 304, nồi tráng men sắc hoặc nồi nhôm tráng thép, nồi gang tráng thép. Ngoài tính dẫn nhiệt thì điểm chung của các loại nồi nấu bếp từ là phần đáy có khả năng hút nam châm. Và may mắn thay, hiện nay tất cả các sản phẩm tương thích với bếp từ đều được ghi chú rõ ràng. Nếu bạn nhìn thấy một số từ khóa quan trọng như “inox 304”, “induction” hay biểu tượng lò xo thì có thể an tâm sử dụng.

2. Cách sửa bếp từ không nhận nồi do đặt nồi sai vị trí

Cách sửa bếp từ không nhận nồi
Nếu bếp từ không nhận nồi, hãy kiểm tra xem bạn có đặt đúng vị trí không nhé!

Trên bếp từ thường có những vòng tròn phản ánh đường đi của các mạch từ phân bổ ở mặt bếp. Nếu bạn để nồi nằm lệch khỏi khu vực định vị này thì nồi chẳng thể tiếp nhận nhiệt hay nóng lên, lúc này chúng ta sẽ hiểu lầm là bếp không nhận nồi nhưng thực chất chỉ là lỗi mang tính chất cơ học.

Cách khắc phục:

Quan sát kỹ và đặt nồi nằm bao trong các vòng tròn của đường mạch từ. Nếu mặt bếp không có yếu tố minh họa thì bạn chỉ cần đặt nồi ở ngay chính giữa khu vực đun nấu của bếp là đạt. Đặc biệt, việc chọn nồi quá bé cũng có thể dẫn đến tình trạng trên. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thiết bị đun nấu có đường kính từ 15cm trở lên.

3. Đáy nồi cong vẹo, thiếu bằng phẳng

Cách sửa bếp từ không nhận nồi
Không chỉ có khả năng bắt từ, đáy nồi còn phải bằng phẳng mới có thể hoạt động ăn khớp với thiết bị điện đang xét

Không phải khi bạn dùng nồi dành riêng cho bếp từ là khi đặt chúng lên bếp và khởi động nguồn điện, quá trình gia nhiệt, đun nấu sẽ tự động xảy ra. Và trường hợp đang xét là minh chứng điển hình cho điều đó.

Đáy nồi chính là viên gạch nối giữa vật chứa thực phẩm và thiết bị gia nhiệt. Sự tiếp xúc “sát sườn” giữa thành phần này với bếp từ là điều đặc biệt có ý nghĩa, nếu không toàn diện thì sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình đun nấu. Và hiện tượng đáy nồi cong vẹo, lồi lõm hoặc chỉ tiếp xúc với bếp ở phần trung tâm là những trường hợp như thế. Khi chi tiết trên không bằng phẳng, đáy nồi sẽ có những điểm không bắt được từ, quá trình đun nấu vừa lâu, vừa không đồng bộ và đương nhiên nguy cơ chập cháy rất dễ xảy ra.

Cách khắc phục:

Nếu đáy nồi cong vẹo trên quy mô nhỏ và có thể xử lý được bằng cách tác động cơ học thì bạn hãy “tự xử” để cải thiện tình hình. Trong trường hợp đáy nồi mất hoàn toàn chức năng do biến dạng kết cấu thì tốt nhất bạn nên thay mới thiết bị hỗ trợ.

4. Cách sửa bếp từ không nhận nồi do hư hỏng tính năng, linh kiện thiết bị

Hư hỏng IC, cảm biến
Hư hỏng IC, bộ phận cảm biến cũng gây ra hiện tượng bếp không nhận nồi

Ngoài những nguyên nhân do nồi thì hiện tượng trên cũng có thể phát sinh nếu bếp từ gặp sự cố. Trong đó phổ biến nhất là bộ phận cảm biến hoặc IC điện của thiết bị bỗng nhiên “dở chứng”. Khi những lỗi này xuất hiện, các mạch từ trên mặt bếp sẽ bị bất hoạt, không có khả năng tiếp nhận nồi và cũng mất luôn khả năng gia nhiệt cho quá trình đun nấu

Cách khắc phục:

Đã là lỗi liên quan đến linh kiện, tính năng bếp từ thì tốt nhất là bạn không nên mày mò mà liên hệ ngay với bên sửa lỗi để được hỗ trợ. Trong trường hợp không thể phục hồi công năng của bếp bằng cách bảo trì thì hãy thay mới IC hoặc bộ phận cảm biến của bếp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề: Cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản, hiệu quả nhất. Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ bản chất của sự cố đang xét và giải pháp khắc phục cho từng trường hợp khác nhau. Sau cùng chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Điện tử điện lạnh 365! Trân trọng!